Chợ Lớn

MÙI HÔI KHÓ CHỊU, NƯỚC SUỐI ĐỔI MÀUC&oa tỹ lệ kèo

【tỹ lệ kèo】Bất an mùi hôi, nước thải từ nhà máy chế biến cao su

MÙI HÔI KHÓ CHỊU,ấtanmùihôinướcthảitừnhàmáychếbiếtỹ lệ kèo NƯỚC SUỐI ĐỔI MÀU

Có mặt tại khu vực ấp Bù Nồm, xã Lộc Phú, H.Lộc Ninh (Bình Phước), PVThanh Niênghi nhận không khí khu vực này khá ngột ngạt bởi mùi hôi từ hoạt động của nhà máy chế biến mủ cao su thuộc Công ty TNHH MTV Phương Hậu (gọi tắt là Công ty Phương Hậu).

Anh Lâm Rét, người dân địa phương, nói: "Ở đây ngửi mùi hôi này nhiều năm riết quen rồi, chứ người ở nơi khác đến thì chắc không chịu nổi đâu". Còn ông Lâm Sông (cũng ngụ ấp Bù Nồm) cho biết thêm: "Mỗi khi có gió lớn, mùi hôi bay xa đến các khu vực lân cận. Nhiều người không thể ngủ được vì mùi rất khó chịu".

Bất an mùi hôi, nước thải từ nhà máy chế biến cao su - Ảnh 1.

Mùi hôi xuất phát từ nhà máy chế biến cao su khiến người dân địa phương “chịu trận”

HOÀNG GIÁP

Không chỉ phát sinh mùi hôi, người dân sinh sống phía sau nhà máy cũng lo lắng bởi nước thải sau khi xử lý được xả thẳng ra suối. Bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy nguồn nước đã đổi thành màu đen, có bọt trắng. "Nguồn nước này có đảm bảo hay không thì không ai biết, nhưng mùa khô, người dân phải sử dụng để tưới cây, ai cũng lo lắng vì sợ cây bị ảnh hưởng", ông Lâm Sông nói. Cũng theo ông Sông, người dân đã phản ánh việc con suối bị ô nhiễm lên các cấp chính quyền, nhưng không rõ việc xử lý ra sao. "Ai cũng mong nhà máy khi chế biến có giải pháp hạn chế mùi hôi, cố gắng bảo vệ môi trường để người dân yên tâm sinh sống", ông Lâm Sông bày tỏ.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Phú (H.Lộc Ninh), cho biết: "Nhà máy chế biến cao su của Công ty Phương Hậu hoạt động từ năm 2009 đến nay. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, xử lý 2 lần vì có liên quan đến vấn đề môi trường và sử dụng đất. Sau đó công ty này đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt". Về vấn đề mùi hôi, theo ông Tiến, có thể do công ty thu gom mủ tạp, trong mùa mưa không có mái che. "Việc thu gom, tích trữ quá nhiều đã gây ra mùi hôi. Khi mưa xuống, làm cho nước mủ chảy lên láng, bốc mùi. Đối với nước thải, sau khi được xử lý theo quy trình tại nhà máy, nước thải được xả thải ra suối Bù Nồm", ông Tiến cho biết.

Bất an mùi hôi, nước thải từ nhà máy chế biến cao su - Ảnh 2.

Dòng suối gần khu vực nhà máy chế biến cao su đổi màu, nổi bọt

HOÀNG GIÁP

KIỂM TRA ĐỘT XUẤT NHÀ MÁY

Ngày 3.10, Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Bình Phước đã phối hợp UBND xã Lộc Phú kiểm tra đột xuất tại nhà máy chế biến cao su của Công ty Phương Hậu.

Theo biên bản kiểm tra, dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su Công ty Phương Hậu có công suất 5.000 tấn/năm và được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt từ năm 2009.

Sở TN-MT xác nhận công ty đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án từ năm 2018. Đoàn kiểm tra không phát hiện hiện tượng nước thải, thải trực tiếp ra môi trường. Đoàn cũng đã thu mẫu nước tại hố chứa nước thải sau hệ thống xử lý để phân tích, giám định, sau khi có kết quả sẽ có biện pháp xử lý theo quy định.

Đối với mùi hôi của hoạt động chế biến mủ, chủ yếu phát sinh tại khu vực sản xuất, khu vực xử lý nước thải, lưu giữ mủ nguyên liệu (mủ tạp), được Công ty Phương Hậu sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi để xử lý nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh. Tuy nhiên, việc xử lý còn chưa triệt để, Đoàn kiểm tra cảm nhận được mùi hôi phát sinh tại các khu vực trên. Đồng thời, một phần mủ nguyên liệu và mủ skim đang được lưu giữ ngoài trời không có mái che.

Qua kiểm tra, Sở TN-MT đã yêu cầu Công ty Phương Hậu phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý các nguồn thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi để xử lý nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong quá trình hoạt động; thu gom toàn bộ lượng mủ nguyên liệu, mủ tạp vào khu vực lưu giữ có mái che, không được lưu giữ ngoài trời. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap